Sự thật về tác dụng làm đẹp của dầu dừa
Bạn vẫn cho rằng dầu dừa là thần dược làm đẹp của chị em phụ nữ mà chưa bao giờ biết tới những tác hại dễ gặp khi sử dụng dầu dừa phải không?
"Thần dược làm đẹp" dầu dừa được chị em truyền tay nhau như một bí quyết vàng. Trên tất cả các trang diễn đàn về làm đẹp, không thể thiếu những bí quyết chăm sóc nhan sắc với dầu dừa. Tuy nhiên, công dụng và hiệu quả của loại "thần dược" này như thế nào, việc sử dụng vô tội vạ loại "thần dược" này có thực sự mang tới hiệu quả tốt nhất cho bạn không?
Những "lí do" dầu dừa được ưa chuộng
Nếu muốn tìm hiểu về tác dụng làm đẹp của dầu dừa, bạn chỉ cần gõ trên mạng những từ khóa như "làm đẹp với dầu dừa" thì chỉ trong 0,2 giây sẽ cho bạn hơn 1,5 triệu kết quả nói về tác dụng làm đẹp của dầu dừa. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng của sản phẩm này rất rộng rãi. Từ việc chăm sóc da , chăm sóc tóc, chăm sóc móng, vv... bạn đều có thể sử dụng dầu dừa.
Mặt khác, dầu dừa là một sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên việc sử dụng nó để chăm sóc da mặt vẫn luôn được chị em đánh giá là an toàn. Và qua kiểm nghiệm thực tế, nhiều người cũng nhận xét rằng dầu dừa cũng có một số tác động nhất định lên sắc đẹp của họ nếu biết chọn dầu dừa chuẩn và thực hiện các bước làm đẹp đúng.
Sự thật về tác dụng làm đẹp của dầu dừa
Dầu dừa từng được săn lùng như một món đồ quý hiếm. Tuy nhiên, trong những tháng trở lại đây, cơn sốt dầu dừa cũng đã giảm nhiệt. Một số gian hàng trên mạng từng rao bán rất rầm rộ về sản phẩm dầu dừa nay dường như đã mất tích. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Trên một số blog làm đẹp, có khách hàng đã phản hồi lại sau khi sử dụng dầu dừa với nhận xét không mấy tích cực. Chị Vân (nv văn phòng) chia sẻ: "Không thể phủ nhận được công dụng làm căng da, mịn da của dầu dừa nhưng một thời gian sau khi sử dụng, da mặt lại xuất hiện nhiều mụn li ti trên mặt". Chị Thảo (nv văn phòng) cũng phản hồi không tích cực: " Khi không dùng nữa, da mặt chị lại xuất hiện một số tác dụng phụ, thậm chí còn khiến da xấu hơn cả trước khi sử dụng".
Không chỉ vậy, khi tìm hiểu thông tin trên một số trang Fanpage chuyên bán dầu dừa, chúng tôi thấy nhiều ý kiến về tác dụng phụ của dầu dừa. Một bạn có nickname Phuong_nd chia sẻ rằng: "Sau khi sử dụng dầu dừa để làm mờ vết rạn trên bụng sau khi sinh, mình thấy vùng da bôi dầu dừa đó có lông mọc lên rất đậm màu và dài nhanh". Trong khi đó, bạn có nickname Linh_moon lại cho rằng: "Dầu dừa khiến da mình lúc nào cũng bóng nhờn, khó chịu". Những ý kiến này đều nhanh chóng nhận được sự đồng tình của các thành viên mạng xã hội cùng hàng trăm lượt like và share. Cùng với đó là sự khẳng định của rất nhiều người khác với những tình trạng tương tự.
>> Công dụng của dầu dừa với da và tóc
Dầu dừa làm đẹp da nhưng cũng hại da
Như vậy có thể thấy, dầu dừa không phải là "thần dược làm đẹp" như mọi người vẫn tưởng. Trong dầu dừa có một số tinh chất rất tốt cho da và tóc. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng, bạn hoàn toàn có thể gặp tác dụng ngược như phản ứng phụ của thuốc.
Đối với những người có làn da nhạy cảm, việc sử dụng dầu dừa không đúng cách và nhất là không rõ nguồn gốc có thể gây nên tình trạng kích ứng da, làm da nổi mụn, ngứa ngáy, nổi mề đay…
Bản thân dầu dừa chứa chất nhờn cao là một trong những nguyên nhân gây mụn hàng đầu. Mụn là bệnh do nang lông – tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn, trong khi miệng nang lông lại bị bít kín do lớp dầu dừa trên mặt, chất bã nhờn ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn.
Dường tóc có tốt không?
Việc sử dụng dầu dừa để dưỡng tóc cũng cần hết sức cẩn trọng bởi lượng lipid trong đó chính là nguyên nhân tăng độ dầu, làm tóc bị bết nhanh, thu hút sự “tấn công” của các vi khuẩn gây hại cho tóc.Do đó việc sử dụng dầu dừa cần phải thận trọng nhất là với da dầu. Nếu dùng dầu dừa mát xa bạn chỉ nên làm tối đa 2 lần/tuần. Hàng ngày buổi tối sau khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt, dùng 1 chút tinh dầu dừa chấm lên vùng da mặt, cổ. Sau đó mát xa theo hình tròn, từ dưới lên trên, từ trước mặt ra phía tai khoảng 3 phút. Sau khi mát xa phải rửa mặt thật sạch để đảm bảo lượng dầu dừa còn lại không làm bít lổ chân lông.
Đối với tóc, bạn cũng chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần/tuần. Đầu tiên, bạn làm ẩm tóc, dùng dầu dừa mát xa. Cuồi cùng gội lại thật sạch bằng dầu gội. Tóc sẽ rất dễ bết dính và bám bụi và sinh ra gàu nếu chúng ta không làm sạch dầu dừa.
Đừng giảm béo với dầu dừa
Do có tỷ lệ chất béo bão hòa cao hơn các loại mỡ động vật (tỷ lệ trung bình acid béo trong các loại mỡ là 41-80% nên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) và nhiều quốc gia khác (Anh, Canada...) đều khuyến cáo không sử dụng nhiều dầu dừa trong khẩu phần hằng ngày.
Các phân tích khoa học đã chỉ rõ, hàm lượng acid béo bão hòa trong dầu dừa rất cao, hơn cả mỡ động vật. Vì vậy, việc sử dụng dầu dừa không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.
Hơn thế nữa, đối với những người có vấn đề về chuyển hóa (đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, thừa cân béo phì...), việc sử dụng những sản phẩm nhiều acid béo bão hòa như dầu dừa còn làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.
Lời khuyên dành cho bạn
Nhiều ý kiến phản hồi của đông đảo người sử dụng cho rằng, dầu dừa cũng tương tự một số loại mỹ phẩm khác, trong thời gian sử dụng hoặc khi mới sử dụng, dầu dừa cho tác dụng rõ rệt, khiến nhiều người truyền miệng nhau tin dùng. Nhưng khi bạn ngưng sử dụng chúng, làn da của bạn bắt đầu trở nên nhạy cảm, dễ nổi mụn, làm hỏng da...Nói cách khác là làn da của bạn trở nên phụ thuộc vào chúng nhiều hơn!
Bên cạnh đó, việc dầu dừa rộ lên thành cơn sốt tạo ra sự lẫn lộn về cách sử dụng, nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu khiến nhiều chị em bị mắc lừa. Có nhiều công thức trên mạng, công thức nào cũng na ná nhau, nhưng định lượng về nguyên liệu lại khác nhau. Đó chính là nguyên nhân gián tiếp khiến nhan sắc của bạn trở nên xấu xí đấy nhé!
Lương y Đinh Công Bảy, tổng thư ký hội Dược liệu TPHCM có công nhận về một số tác dụng của dầu dừa, tuy nhiên, ông cũng khẳng định: “Nếu sử dụng dầu dừa thường xuyên trong ăn uống hàng ngày, loại dầu này có thể sản sinh các chất gây tăng mỡ máu, chuyển hóa lipid. Hiện vẫn chưa có những nghiên cứu rõ ràng nào về công dụng của loại dầu này, người tiêu dùng nên thận trọng trong việc sử dụng”.
Dầu dừa chỉ có một số tác dụng nhất định đối với cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng cũng cần hết sức cẩn trọng và tùy thuộc loại da. Hi vọng với những chia sẻ này chị em sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn sản phẩm làm đẹp một cách phù hợp và an toàn cho chính mình.
Xem thêm: 6 sai lầm khi chăm sóc da khiến mụn trứng cá thêm tồi tệ
"Thần dược làm đẹp" dầu dừa được chị em truyền tay nhau như một bí quyết vàng. Trên tất cả các trang diễn đàn về làm đẹp, không thể thiếu những bí quyết chăm sóc nhan sắc với dầu dừa. Tuy nhiên, công dụng và hiệu quả của loại "thần dược" này như thế nào, việc sử dụng vô tội vạ loại "thần dược" này có thực sự mang tới hiệu quả tốt nhất cho bạn không?
Những "lí do" dầu dừa được ưa chuộng
Nếu muốn tìm hiểu về tác dụng làm đẹp của dầu dừa, bạn chỉ cần gõ trên mạng những từ khóa như "làm đẹp với dầu dừa" thì chỉ trong 0,2 giây sẽ cho bạn hơn 1,5 triệu kết quả nói về tác dụng làm đẹp của dầu dừa. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng của sản phẩm này rất rộng rãi. Từ việc chăm sóc da , chăm sóc tóc, chăm sóc móng, vv... bạn đều có thể sử dụng dầu dừa.
Mặt khác, dầu dừa là một sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên việc sử dụng nó để chăm sóc da mặt vẫn luôn được chị em đánh giá là an toàn. Và qua kiểm nghiệm thực tế, nhiều người cũng nhận xét rằng dầu dừa cũng có một số tác động nhất định lên sắc đẹp của họ nếu biết chọn dầu dừa chuẩn và thực hiện các bước làm đẹp đúng.
Sự thật về tác dụng làm đẹp của dầu dừa
Dầu dừa từng được săn lùng như một món đồ quý hiếm. Tuy nhiên, trong những tháng trở lại đây, cơn sốt dầu dừa cũng đã giảm nhiệt. Một số gian hàng trên mạng từng rao bán rất rầm rộ về sản phẩm dầu dừa nay dường như đã mất tích. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Trên một số blog làm đẹp, có khách hàng đã phản hồi lại sau khi sử dụng dầu dừa với nhận xét không mấy tích cực. Chị Vân (nv văn phòng) chia sẻ: "Không thể phủ nhận được công dụng làm căng da, mịn da của dầu dừa nhưng một thời gian sau khi sử dụng, da mặt lại xuất hiện nhiều mụn li ti trên mặt". Chị Thảo (nv văn phòng) cũng phản hồi không tích cực: " Khi không dùng nữa, da mặt chị lại xuất hiện một số tác dụng phụ, thậm chí còn khiến da xấu hơn cả trước khi sử dụng".
Không chỉ vậy, khi tìm hiểu thông tin trên một số trang Fanpage chuyên bán dầu dừa, chúng tôi thấy nhiều ý kiến về tác dụng phụ của dầu dừa. Một bạn có nickname Phuong_nd chia sẻ rằng: "Sau khi sử dụng dầu dừa để làm mờ vết rạn trên bụng sau khi sinh, mình thấy vùng da bôi dầu dừa đó có lông mọc lên rất đậm màu và dài nhanh". Trong khi đó, bạn có nickname Linh_moon lại cho rằng: "Dầu dừa khiến da mình lúc nào cũng bóng nhờn, khó chịu". Những ý kiến này đều nhanh chóng nhận được sự đồng tình của các thành viên mạng xã hội cùng hàng trăm lượt like và share. Cùng với đó là sự khẳng định của rất nhiều người khác với những tình trạng tương tự.
>> Công dụng của dầu dừa với da và tóc
Dầu dừa làm đẹp da nhưng cũng hại da
Như vậy có thể thấy, dầu dừa không phải là "thần dược làm đẹp" như mọi người vẫn tưởng. Trong dầu dừa có một số tinh chất rất tốt cho da và tóc. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng, bạn hoàn toàn có thể gặp tác dụng ngược như phản ứng phụ của thuốc.
Đối với những người có làn da nhạy cảm, việc sử dụng dầu dừa không đúng cách và nhất là không rõ nguồn gốc có thể gây nên tình trạng kích ứng da, làm da nổi mụn, ngứa ngáy, nổi mề đay…
Bản thân dầu dừa chứa chất nhờn cao là một trong những nguyên nhân gây mụn hàng đầu. Mụn là bệnh do nang lông – tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn, trong khi miệng nang lông lại bị bít kín do lớp dầu dừa trên mặt, chất bã nhờn ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn.
Dường tóc có tốt không?
Việc sử dụng dầu dừa để dưỡng tóc cũng cần hết sức cẩn trọng bởi lượng lipid trong đó chính là nguyên nhân tăng độ dầu, làm tóc bị bết nhanh, thu hút sự “tấn công” của các vi khuẩn gây hại cho tóc.Do đó việc sử dụng dầu dừa cần phải thận trọng nhất là với da dầu. Nếu dùng dầu dừa mát xa bạn chỉ nên làm tối đa 2 lần/tuần. Hàng ngày buổi tối sau khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt, dùng 1 chút tinh dầu dừa chấm lên vùng da mặt, cổ. Sau đó mát xa theo hình tròn, từ dưới lên trên, từ trước mặt ra phía tai khoảng 3 phút. Sau khi mát xa phải rửa mặt thật sạch để đảm bảo lượng dầu dừa còn lại không làm bít lổ chân lông.
Đối với tóc, bạn cũng chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần/tuần. Đầu tiên, bạn làm ẩm tóc, dùng dầu dừa mát xa. Cuồi cùng gội lại thật sạch bằng dầu gội. Tóc sẽ rất dễ bết dính và bám bụi và sinh ra gàu nếu chúng ta không làm sạch dầu dừa.
Đừng giảm béo với dầu dừa
Do có tỷ lệ chất béo bão hòa cao hơn các loại mỡ động vật (tỷ lệ trung bình acid béo trong các loại mỡ là 41-80% nên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) và nhiều quốc gia khác (Anh, Canada...) đều khuyến cáo không sử dụng nhiều dầu dừa trong khẩu phần hằng ngày.
Các phân tích khoa học đã chỉ rõ, hàm lượng acid béo bão hòa trong dầu dừa rất cao, hơn cả mỡ động vật. Vì vậy, việc sử dụng dầu dừa không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.
Hơn thế nữa, đối với những người có vấn đề về chuyển hóa (đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, thừa cân béo phì...), việc sử dụng những sản phẩm nhiều acid béo bão hòa như dầu dừa còn làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.
Lời khuyên dành cho bạn
Nhiều ý kiến phản hồi của đông đảo người sử dụng cho rằng, dầu dừa cũng tương tự một số loại mỹ phẩm khác, trong thời gian sử dụng hoặc khi mới sử dụng, dầu dừa cho tác dụng rõ rệt, khiến nhiều người truyền miệng nhau tin dùng. Nhưng khi bạn ngưng sử dụng chúng, làn da của bạn bắt đầu trở nên nhạy cảm, dễ nổi mụn, làm hỏng da...Nói cách khác là làn da của bạn trở nên phụ thuộc vào chúng nhiều hơn!
Bên cạnh đó, việc dầu dừa rộ lên thành cơn sốt tạo ra sự lẫn lộn về cách sử dụng, nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu khiến nhiều chị em bị mắc lừa. Có nhiều công thức trên mạng, công thức nào cũng na ná nhau, nhưng định lượng về nguyên liệu lại khác nhau. Đó chính là nguyên nhân gián tiếp khiến nhan sắc của bạn trở nên xấu xí đấy nhé!
Lương y Đinh Công Bảy, tổng thư ký hội Dược liệu TPHCM có công nhận về một số tác dụng của dầu dừa, tuy nhiên, ông cũng khẳng định: “Nếu sử dụng dầu dừa thường xuyên trong ăn uống hàng ngày, loại dầu này có thể sản sinh các chất gây tăng mỡ máu, chuyển hóa lipid. Hiện vẫn chưa có những nghiên cứu rõ ràng nào về công dụng của loại dầu này, người tiêu dùng nên thận trọng trong việc sử dụng”.
Dầu dừa chỉ có một số tác dụng nhất định đối với cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng cũng cần hết sức cẩn trọng và tùy thuộc loại da. Hi vọng với những chia sẻ này chị em sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn sản phẩm làm đẹp một cách phù hợp và an toàn cho chính mình.
Xem thêm: 6 sai lầm khi chăm sóc da khiến mụn trứng cá thêm tồi tệ
Theo: Đẹp & Khỏe
Dầu dừa có công dụng thật tuyệt. Cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin thú vị này!
Trả lờiXóaNgọc Minh Beautiful girl at Sakura Beauty Corp.