Dùng dầu dừa sai cách tàn phá làn da
Dầu dừa được xem là thần dược chăm sóc da của chị em vào mùa đông song theo các chuyên gia, chính những sai lầm của phái đẹp khiến dầu dừa phản tác dụng.
>> Tác dụng của dầu dừa trong việc dưỡng tóc
Giải thích về nhiều trường hợp bị dị ứng hoặc viêm da khi dùng dầu dừa, TS. BS. Ngô Hồng Phong - chuyên ngành Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, Hà Nội cho hay, nguyên nhân bởi dầu dừa không đảm bảo. Trên thị trường hiện nay, dầu dừa luôn được quảng cáo là tinh chất tự nhiên 100%, nhưng nếu không cẩn thận, chúng ta có thể mua phải loại có pha các chất phụ gia.
Theo tiến sĩ Phong, dầu dừa 100% nguyên chất phải được lấy trực tiếp từ quả dừa già nguyên trái, không qua bất kì xử lý hóa chất nào. Cứ 2-3 trái dừa già cho 1 kg cơm dừa,1 kg cơm dừa lại cho khoảng 100-150 ml dầu dừa. Để có 1 lít dầu dừa xịn cần từ 13-15 trái dừa già tươi.
Tuy nhiên, để sản xuất tinh dầu, các nhà máy ép dầu sẽ thu dừa sau đó sấy khô và cho vào máy ép dầu. Thành phẩm họ cho ra không tính trên đơn vị lít mà là tấn, hàng chục tấn, đó được gọi là dầu thô, sau đó được đưa vào hệ thống lọc, và chắc chắn là có sự tham gia của các chất xúc tác để dầu thô trở thành dầu sạch, màu trong vắt và thơm hương liệu. Với những loại dầu này, chỉ em chỉ nên sử dụng cho body, tránh dùng cho phần da nhạy cảm như da mặt hoặc uống.
Để biết dầu dừa nguyên chất có tinh khiết hay không, bạn chỉ cần cho chai dầu dừa nguyên chất vào ngăn mát tủ lạnh. Sau đó chờ 30 phút đến 1 tiếng (tùy theo dung tích của dầu dừa nhỏ hay lớn), do có nhiệt độ dưới 25 độ C thì dầu dừa sẽ bắt đầu đông đặc lại hoàn toàn (nếu dung tích nhỏ thì sẽ mau đông lại hơn). Ngược lại nếu chai dầu dừa của bạn không đông đặc, hoặc đông đặc một phần, phần còn lại cho dù để bao lâu trong ngăn mát vẫn không đông lại thì bạn có cơ sở để nghi ngờ độ tinh khiết của loại dầu dừa mà bạn đang sỡ hữu.
>> Tác dụng của dầu dầu dừa với da mặt
Khi dầu dừa tự làm phản tác dụng
Để tránh mua phải các loại dầu dừa không đảm bảo trên thị trường, nhiều chị em đã truyền tay nhau công thức làm dầu dừa tự chế. Cách nấu dầu dừa thực chất không quá khó, chỉ cần tỉ mỉ một chút là có thể làm được. Vì nghĩ đây là dầu dừa “sạch” nên các chị em đã khá an tâm khi sử dụng. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Phong, ngay cả với dầu dừa đảm bảo tinh khiết 100%, chị em cũng cần có những lưu ý nhất định.
Thứ nhất, trong dầu dừa có một số tinh chất rất tốt cho da và tóc, song nếu sử dụng không đúng, bạn hoàn toàn có thể gặp tác dụng ngược.
Chẳng hạn như với những người có làn da nhạy cảm, da nhờn,.. dầu dừa có thể gây ngứa ngáy, nổi mề đay do bản thân dầu dừa chứa chất nhờn cao. Trong khi đó, mụn là bệnh do nang lông - tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn, nên nếu bị bít kín do lớp dầu dừa trên mặt, chất bã nhờn sẽ ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn. Với da dầu, tốt nhất nên hạn chế sử dụng dầu dừa chăm sóc da.
Nếu dùng dầu dừa massage, bạn chỉ nên làm tối đa 2 lần/ tuần. Hàng ngày buổi tối sau khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt, dùng một chút tinh dầu dừa chấm lên vùng da mặt, cổ. Sau đó massage khoảng 3 phút rồi rửa mặt thật sạch để đảm bảo lượng dầu dừa còn lại không làm bít lỗ chân lông.
Đối với tóc cũng vậy, bạn cũng chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần/tuần. Việc sử dụng dầu dừa để dưỡng tóc cũng cần hết sức cẩn trọng bởi lượng lipid trong đó chính là nguyên nhân tăng độ dầu, làm tóc bị bết nhanh, thu hút sự “tấn công” của các vi khuẩn gây hại cho tóc và nhất là da đầu.
Ăn nhiều gây hại
Nhiều chị em đã ăn dầu dừa với mục đích giảm cân, tuy nhiên, trên thực tế, dừa có tỷ lệ chất béo bão hòa cao hơn các loại mỡ động vật. Nếu ăn quá nhiều dầu dừa có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Do đó, tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) và nhiều quốc gia khác (Anh, Canada...) đều khuyến cáo không sử dụng nhiều dầu dừa trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Hơn nữa, đối với những người có vấn đề về rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, thừa cân béo phì...), việc sử dụng những sản phẩm nhiều axit béo bão hòa như dầu dừa còn làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.
Cũng theo Tiến sĩ Phong, hiện tại, dầu dừa vẫn chưa được cấp phép sử dụng như một loại thuốc hoặc dược phẩm an toàn nào. Trong quá trình tự chế dầu dừa, chắc chắn sẽ có những mặt trái nhất định trong vấn đề an toàn, vệ sinh nên khi sử dụng trực tiếp, đặc biệt là việc uống dầu dừa sẽ vô tình đưa một lượng lớn vi khuẩn vào cơ thể chúng ta. Điều này sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch và gây ra nhiều bệnh tiềm tàng bên trong.
“Dầu dừa chỉ có một số tác dụng nhất định đối với cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng cũng cần hết sức cẩn trọng. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia để có thể đạt được kết quả một cách tốt nhất”, tiến sĩ Phong khuyến cáo.
>> Vì sao nên dùng dầu dừa thay kem đánh răng?
Nguồn: http://news.zing.vn/Dung-dau-dua-sai-cach-tan-pha-lan-da-post615334.html
>> Tác dụng của dầu dừa trong việc dưỡng tóc
Giải thích về nhiều trường hợp bị dị ứng hoặc viêm da khi dùng dầu dừa, TS. BS. Ngô Hồng Phong - chuyên ngành Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, Hà Nội cho hay, nguyên nhân bởi dầu dừa không đảm bảo. Trên thị trường hiện nay, dầu dừa luôn được quảng cáo là tinh chất tự nhiên 100%, nhưng nếu không cẩn thận, chúng ta có thể mua phải loại có pha các chất phụ gia.
Theo tiến sĩ Phong, dầu dừa 100% nguyên chất phải được lấy trực tiếp từ quả dừa già nguyên trái, không qua bất kì xử lý hóa chất nào. Cứ 2-3 trái dừa già cho 1 kg cơm dừa,1 kg cơm dừa lại cho khoảng 100-150 ml dầu dừa. Để có 1 lít dầu dừa xịn cần từ 13-15 trái dừa già tươi.
Tuy nhiên, để sản xuất tinh dầu, các nhà máy ép dầu sẽ thu dừa sau đó sấy khô và cho vào máy ép dầu. Thành phẩm họ cho ra không tính trên đơn vị lít mà là tấn, hàng chục tấn, đó được gọi là dầu thô, sau đó được đưa vào hệ thống lọc, và chắc chắn là có sự tham gia của các chất xúc tác để dầu thô trở thành dầu sạch, màu trong vắt và thơm hương liệu. Với những loại dầu này, chỉ em chỉ nên sử dụng cho body, tránh dùng cho phần da nhạy cảm như da mặt hoặc uống.
Để biết dầu dừa nguyên chất có tinh khiết hay không, bạn chỉ cần cho chai dầu dừa nguyên chất vào ngăn mát tủ lạnh. Sau đó chờ 30 phút đến 1 tiếng (tùy theo dung tích của dầu dừa nhỏ hay lớn), do có nhiệt độ dưới 25 độ C thì dầu dừa sẽ bắt đầu đông đặc lại hoàn toàn (nếu dung tích nhỏ thì sẽ mau đông lại hơn). Ngược lại nếu chai dầu dừa của bạn không đông đặc, hoặc đông đặc một phần, phần còn lại cho dù để bao lâu trong ngăn mát vẫn không đông lại thì bạn có cơ sở để nghi ngờ độ tinh khiết của loại dầu dừa mà bạn đang sỡ hữu.
>> Tác dụng của dầu dầu dừa với da mặt
Khi dầu dừa tự làm phản tác dụng
Để tránh mua phải các loại dầu dừa không đảm bảo trên thị trường, nhiều chị em đã truyền tay nhau công thức làm dầu dừa tự chế. Cách nấu dầu dừa thực chất không quá khó, chỉ cần tỉ mỉ một chút là có thể làm được. Vì nghĩ đây là dầu dừa “sạch” nên các chị em đã khá an tâm khi sử dụng. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Phong, ngay cả với dầu dừa đảm bảo tinh khiết 100%, chị em cũng cần có những lưu ý nhất định.
Thứ nhất, trong dầu dừa có một số tinh chất rất tốt cho da và tóc, song nếu sử dụng không đúng, bạn hoàn toàn có thể gặp tác dụng ngược.
Chẳng hạn như với những người có làn da nhạy cảm, da nhờn,.. dầu dừa có thể gây ngứa ngáy, nổi mề đay do bản thân dầu dừa chứa chất nhờn cao. Trong khi đó, mụn là bệnh do nang lông - tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn, nên nếu bị bít kín do lớp dầu dừa trên mặt, chất bã nhờn sẽ ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn. Với da dầu, tốt nhất nên hạn chế sử dụng dầu dừa chăm sóc da.
Nếu dùng dầu dừa massage, bạn chỉ nên làm tối đa 2 lần/ tuần. Hàng ngày buổi tối sau khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt, dùng một chút tinh dầu dừa chấm lên vùng da mặt, cổ. Sau đó massage khoảng 3 phút rồi rửa mặt thật sạch để đảm bảo lượng dầu dừa còn lại không làm bít lỗ chân lông.
Đối với tóc cũng vậy, bạn cũng chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần/tuần. Việc sử dụng dầu dừa để dưỡng tóc cũng cần hết sức cẩn trọng bởi lượng lipid trong đó chính là nguyên nhân tăng độ dầu, làm tóc bị bết nhanh, thu hút sự “tấn công” của các vi khuẩn gây hại cho tóc và nhất là da đầu.
Ăn nhiều gây hại
Nhiều chị em đã ăn dầu dừa với mục đích giảm cân, tuy nhiên, trên thực tế, dừa có tỷ lệ chất béo bão hòa cao hơn các loại mỡ động vật. Nếu ăn quá nhiều dầu dừa có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Do đó, tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) và nhiều quốc gia khác (Anh, Canada...) đều khuyến cáo không sử dụng nhiều dầu dừa trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Hơn nữa, đối với những người có vấn đề về rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, thừa cân béo phì...), việc sử dụng những sản phẩm nhiều axit béo bão hòa như dầu dừa còn làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.
Cũng theo Tiến sĩ Phong, hiện tại, dầu dừa vẫn chưa được cấp phép sử dụng như một loại thuốc hoặc dược phẩm an toàn nào. Trong quá trình tự chế dầu dừa, chắc chắn sẽ có những mặt trái nhất định trong vấn đề an toàn, vệ sinh nên khi sử dụng trực tiếp, đặc biệt là việc uống dầu dừa sẽ vô tình đưa một lượng lớn vi khuẩn vào cơ thể chúng ta. Điều này sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch và gây ra nhiều bệnh tiềm tàng bên trong.
“Dầu dừa chỉ có một số tác dụng nhất định đối với cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng cũng cần hết sức cẩn trọng. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia để có thể đạt được kết quả một cách tốt nhất”, tiến sĩ Phong khuyến cáo.
>> Vì sao nên dùng dầu dừa thay kem đánh răng?
Nguồn: http://news.zing.vn/Dung-dau-dua-sai-cach-tan-pha-lan-da-post615334.html
Nhận xét
Đăng nhận xét