Tiết lộ 8 lợi ích tuyệt vời của rau mồng tơi chưa từng được biết
Mồng tơi là loại thực phẩm phổ biến trong bữa cơm của người Việt, nhưng bạn đã thực sự biết rõ về những lợi ích của mồng tơi trong việc tăng cường, chăm sóc sức khỏe.
Mồng tơi được sử dụng làm thuốc đã từ lâu đời. Tác dụng chữa bệnh của mồng tơi được ghi lại sớm nhất trong sách “Danh y biệt lục” của Đào Hoằng Cảnh (456 - 536) như sau: “chủ hoạt trung, tán nhiệt” (thông lợi đường tiêu hóa, giải nhiệt). Thời xưa, mồng tơi không được sử dụng để làm rau ăn. Mãi về sau này khi các nghiên cứu hiện đại cho thấy, thành phần dinh dưỡng của mồng tơi cũng rất phong phú, thì người ta mới bắt đầu sử dụng để làm rau ăn.
Theo Đông y: rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc. Dùng chữa đại tiện bí kết, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, đái rắt, đái nhỏ giọt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang...
Dân gian thường dùng rau mồng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón. Một số nơi còn dùng quả mồng tơi để nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho nhiều quá.
Tại Indonesia, người ta thường dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa trẻ con bị táo bón, phụ nữ đẻ khó; nước ép quả dùng nhỏ mắt chữa đau mắt. Tại Trung Quốc, có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa vú sưng nứt, giải độc.
Thanh nhiệt, giải độc
Ăn mùng tơi với nhiều cách mà bạn có thể nghĩ ra như canh nấu với mướp, rau đay, cua… Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột. Hay dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn một lần.
Giảm chất béo, cholesterol
Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao.
Trị táo bón
Ăn rau mồng tơi hàng ngày giúp nhuận tràng rất tốt. Nếu bị táo bón có thể dùng bài thuốc sau: Lấy 500g mồng tơi cho mắm muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông.
Trị tiểu buốt
Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó thì lấy lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối rồi uống lúc sáng. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang). Chỉ sau vài lần làm như thế sẽ có kết quả.
Trị bệnh trĩ
Nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.
Trị đầy bụng
Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.
Giúp da tươi nhuận, hồng hào
Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Tăng sữa cho sản phụ sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt.
>> Lý do khiến người gầy cũng rối loạn mỡ máu
Huyền Trang(T/h)
Nhận xét
Đăng nhận xét